Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (21): Từ bỏ lòng mình

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3190 | Cập nhật lần cuối: 1/5/2017 3:51:51 PM | RSS

(Tiếp theo)

Từ bỏ chính mình

3. Từ bỏ lòng mình [1]

Từ bỏ lòng mình liên quan đặc biệt đến cái chúng ta ngày nay gọi là đời sống tình cảm.

Tuy nhiên, trong chương này có một vài rắc rối vì tiếng “trái tim” (tiếng Việt thường dùng chữ lòng: ghi chú của dịch giả) có nhiều nghĩa (trong Pháp ngữ).

Chẳng hạn, tiếng Pháp ta nói “prendre son travail à coeur” (đem hết “tâm” ra làm việc) nghĩa là làm cách can trường; ta còn nói kẻ nào đó có “bon coeur” (có lòng tốt), nghĩa là về phương diện tình cảm, anh ta nhạy cảm với vui buồn kẻ khác; cũng còn nói “avair mal au coeur” để diễn tả mình sắp ói mửa. Đây thuộc tình trạng sinh lý.

Trong Kinh thánh, tiếng “trái tim” hay được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau. Chẳng hạn có thể chỉ những gì là thâm nội, sâu xa, như khi ta nói “aller au coeur d’une question” (đi vào trung tâm vấn đề), có nghĩa đi vào cái gì cốt yếu nhất. Trái tim con người, đó là chỗ thần bí sâu thẳm nhất của bản vị, tỉ dụ lời Chúa Giêsu phán: “Kho tàng ngươi ở đâu, thì lòng ngươi ở đó” (Mt 6, 21).

Cha Chevrier đã nhận thức được ý nghĩa đa dạng đó. Hình như có một lúc cha đặt tất cả mọi thứ từ bỏ dưới đầu đề “từ bỏ lòng mình”. Bởi vì, bốn đối tượng khả dĩ lôi cuốn lòng ta, đó là của cải thế gian, các thọ tạo (nghĩa là loài người) bản thân và Thiên Chúa.

Nói về việc từ bỏ lòng mình, có thể gồm trong đó đức khó nghèo, từ bỏ gia đình và thế gian và từ bỏ chính mình.

Rốt cuộc, cha Chevrier đã chọn lựa viết về từ bỏ lòng mình như một phần của từ bỏ chính mình. Tức là nhắm cách riêng đời sống tình cảm mà ở đây cha gọi là tình yêu các thọ tạo. Đề tài chỉ mới phác thảo. Vả chăng vấn đề đã được đề cập dưới khía cạnh khác trong nội dung đức khiết tịnh. [2]

Ta cần ghi nhận việc từ bỏ lòng mình không phải từ bỏ yêu thương, song là chuyển từ tình yêu tự nhiên qua tình yêu siêu nhiên.

Đáng tiếc là cả ở đây nữa, vẫn còn nhiều khả năng lầm lẫn. Vì cha Chevrier không sử dụng các từ ngữ tự nhiên và siêu nhiên theo nghĩa thần học chính xác.

Tình yêu tự nhiên ám chỉ xu hướng tự xuất, một sự thiện cảm hướng chúng ta về kẻ khác, cách riêng sự chú ý tự nhiên đối với một người nam hay một người nữ và ngược lại. Tình yêu tự nhiên đối với thế gian, theo cha Chevrier là điều được phép, vì nó có mục đích tốt lành: hôn nhân. [3] Cũng cần nói thêm, theo ý đặc biệt với ân sủng do bí tích hôn phối ban. [4] Trong toàn thể vấn đề này. Cha Chevrier chịu ảnh hưởng của thời đại ấy. “Người thế gian” có vẻ như chỉ được dành cho những điều kiện khắt khe, không mấy giúp ích cho đời sống siêu nhiên. Chúng ta ngày nay may mắn hơn biết tái khám phá tích cách cao quí siêu nhiên của bậc giáo dân và bậc vợ chồng. Trong Kitô giáo, người giáo dân cũng như người linh mục, mỗi bên theo kiểu sống khác nhau, đều ở giữa thế gian mà không thuộc về thế gian, cũng như Đức Giêsu không thuộc về thế gian.

Nhưng sự đắn đo suy nghĩ của cha Chevrier vẫn giữ nguyên giá trị: ai đã từ bỏ hôn nhân vì Nước Thiên Chúa, cũng từ bỏ một phong cách liên lạc nào đó giữa nam và nữ, vì các mối liên lạc đó, tự nó có mãnh lực dẫn tới hôn nhân. Cần phải lô gích với điều mình đã chọn.

Tuy thế, tình yêu siêu nhiên không phải là một trái tim bất nhân, hoàn toàn tiếp tục lý trí lạnh lùng, thoát khỏi mọi thứ tình cảm nồng nàn. Chúng ta đã thấy tình yêu siêu nhiên được mô tả bao hàm cả phần đóng góp của tình cảm. [5] Chúng ta sẽ còn gặp lại trong một chương ở phía sau. [6]

*

Khi Giêsu Kitô Đức Chúa chúng ta nói cần phải từ bỏ chính mình, Ngài không đưa ra một luật trừ nào: trái tim (hay cõi lòng) là thành phần cấu tạo của bản thân ta, tất nhiên nó phải bao hàm cả trong việc từ bỏ mà Đức Giêsu Kitô đòi hỏi ở những ai ước muốn thuộc về Ngài trọn vẹn.

Trái tim là nơi tình yêu ngự trị

Trái tim là trung tâm cư ngụ của tình yêu, chúng ta yêu thương bằng trái tim.

Tình yêu có sức lôi kéo, làm ta hướng chiều về các thọ tạo hay về Thiên Chúa. Khuynh hướng đó, cảm xúc đó, sự cuốn hút đó, có thể là tốt, cũng có thể là xấu. Nó cần được hướng dẫn, lãnh đạo. Và nó cũng có những tật xấu của nó như thần trí có những thói xấu của thần trí.

Chính vì thần trí có những thói xấu, trái tim cũng có những thói xấu của nó. Bởi lòng trí theo nhau và người ta thường chỉ “mộ” một mình “tri”, cái mình thấy.

Vậy là cái tâm cũng có những tật xấu, cả tật xấu lớn và ta có phận sự tránh các tật xấu ấy, từ bỏ chúng để trở nên người môn đồ đích thật của Đức Giêsu Kitô. Lòng ta phạm tội vì trí ta thiếu hiểu biết và cũng vì bị lôi kéo.

Tấm lòng cần yêu thương, nó sống nhờ yêu thương, yêu thương là một nhu cầu của trái tim, đó là sự sống của nó cũng như sự sống của trí tuệ là suy nghĩ và sự sống của thể xác là hoạt động. Vậy ta phải hướng dẫn cái tâm trong những tình cảm của nó, bắt nó từ bỏ hết mọi thứ tình cảm không đi đúng ý Thiên Chúa.

Bốn đối tượng để lòng ta yêu thương

Có bốn đối tượng mà lòng con người có thể hướng về.

Nó hướng về tiền bạc, của cải thế gian

về các thọ tạo

về chính mình

về Thiên Chúa.

Đó là bốn đối tượng mà trái tim ta bị cuốn hút theo, và trở thành các mục tiêu để yêu

yêu tiền của

yêu thọ tạo

yêu chính mình

yêu Thiên Chúa.

Vậy ta hãy xét xem những thói xấu nào có thể len lỏi vào trong tình yêu các vật đó, để từ bỏ chúng và dọn chỗ cho tình yêu chân chính ngự trị.

1. Tình yêu tiền bạc

Dưới cụm từ ấy, phải hiểu là tình yêu đối với của cải thế gian.

Đức Chúa chúng ta đã lên án lòng yêu tiền bạc và của cải thế gian: đó là khi Ngài nói, không ai được làm tôi hai chủ; hoặc yêu chủ này mà ghét chủ nọ; hoặc gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ; ta không thể yêu Thiên Chúa lẫn tiền bạc.

Điều này có thể áp dụng cho cả tình yêu đối với thọ tạo và tình yêu đối với chính mình.

Bởi vì, các con để kho tàng ở đâu, thì lòng mình cũng ở đó.

Làm sao biết ta yêu tiền bạc?

Ta nhận ra điều ấy khi thấy lòng mình ước ao, ham muốn có tiền có của.

Khi ta bôn chôn về của cải mình có và lấy làm buồn bã, thất vọng lúc bị mất của.

Giải thích

Ham muốn có của.

Bôn chân vì đang có.

Buồn bã vì đánh mất.

Những hậu quả tệ hại cho bản thân ta do tiền của

Kẻ có tính hà tiện mà lại bị lòng yêu của cải đốc thúc, thường là bôn chôn, rầu rĩ, lo lắng; cho nên cũng lạnh nhạt và chai đá trước nỗi khổ của kẻ khác.

Kẻ hà tiện tự bầu cử mình

Phải tiết kiệm, khôn ngoan.

Một thói xấu khác đi ngược với lòng yêu tiền của

Thói xấu đi ngược với yêu tiền của, đó là vô tư lự, hoang phí; không biết tiết kiệm, vô trật tự, tháo túng các của cải của Thiên Chúa, lạm dụng các ơn huệ Thiên Chúa. Những kẻ không hề biết tìm kế sinh nhai, chẳng hiểu thế nào là sinh sống, như người thế gian hay nói; họ tiêu xài lãng phí, rộng tay cho bừa bãi; họ làm thiệt hại đến cộng đoàn, họ đem tính xấu lãng phí của họ truyền vào các ngôi nhà họ ở và làm đổ vỡ cả tập thể, cũng như họ đã phá hoại nhà riêng của họ, nếu như các bề trên không lập lại trật tự; xài phí tiền bạc, hoang phí trong của ăn, áo mặc, lò sưởi, đèn dầu; hoang phí khi sử dụng thợ làm công, xây cái này, phá cái kia chẳng có lý do, chẳng có mục đích, nhiều lắm chỉ một chút gì bề ngoài. Họ gọi đó là bác ái, là rộng lượng, song phải gọi là bừa bãi, là xài phí… Cứ kéo lê, chẳng lo lắng điều gì, chẳng chịu thâu lượm gì hết; vô tư lự, trái ngược với kẻ hà tiện.

In medio stat virtus (Nhân đức nằm ở giữa: châm ngôn).

Nhân đức nghèo khó phải hướng dẫn cách cư xử của ta đối với của cải trần thế! [7]

2. Tình yêu các thọ tạo

Hiểu chữ thọ tạo là đồng loại, tức những sinh vật mà Thiên Chúa đã tạo dựng giống như ta và ta phải yêu mến như chính mình ta và đem về Thiên Chúa.

Trong tình yêu đồng loại, có nhiều tính xấu chen vào. Mỗi người khả dĩ yêu đồng loại:

một cách tự nhiên,

một cách si mê,

một cách vị kỷ

một cách siêu nhiên.

Do đó, bốn thứ tình yêu:

yêu tự nhiên

yêu si mê

yêu vị kỷ

yêu siêu nhiên.

Tình yêu tự nhiên

Đó là yêu ai vì các đức tính tự nhiên của họ.

Có tình yêu gia đình, cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.

Yêu mến một người vì các đức tính bên trong hay bên ngoài của họ.

Tình yêu tự nhiên xảy ra giữa các thọ tạo với nhau và cùng một loại như tình yêu gia đình.

Tình yêu tự nhiên đối với kẻ khốn khổ.

Tình yêu [… biết ơn] [8]

Tình yêu tự nhiên chen lẫn vào quan hệ giữa những kẻ chung sống với nhau.

Tình yêu tự nhiên chen lẫn đặc biệt trong quan hệ những người khác phái.

Tình yêu đó vô giá trị

Tình yêu này tự nó không xấu.

Trái lại vốn nó tốt lành, tự nhiên, ngay chính.

Nhưng nó chẳng có giá trị gì đối với ơn cứu độ, vì nó không bắt nguồn từ một nguyên tắc đức tin và đức mến và bao lâu cứ ở trạng thái tự nhiên, nó vô giá trị đối với nước thiên đàng. [9]

Nguy hiểm của tình tự nhiên

Nó có thể nguy hại, nhất là trường hợp giữa những người khác phái; do chúng ta luôn hướng chiều về sự dữ; và do tình yêu tự nhiên không được đức tin và lòng mến đích thực hướng dẫn, nó dễ bị thoái hóa và dần dần trở nên thứ tình si mê say đắm nếu ta không cảnh giác mình, không chú ý đến những chước cám dỗ nó dẫn tới trong ta.

1. Giữa những người cùng phái

2. Tình yêu tự nhiên thường dễ dàng chen mình vào quan hệ nam nữ, trong lãnh vực phục vụ: Cha giải tội và kẻ xưng tội, hấp dẫn tương hỗ inter (giữa)…, linh mục và nữ tu, những kẻ hay có dịp gặp gỡ nhau: Máu mủ, hướng dẫn linh hồn, lãnh vực người giúp: Chủ và tớ; các bà đau khổ và kẻ an ủi, hướng chiều tự nhiên, những kẻ hợp nhau: hợp tính tình, tính tự nhiên, bề trên và bề dưới… giúp đỡ, bộc lộ sự dính bén: tư tưởng, cử chỉ, bên ngoài, năng viết thư cho nhau, chước dỗ, xúc động. Để chống lại các cám dỗ đó, cần tránh dịp nguy hiểm: các thực hành cụ thể.

Hay viện cớ này cớ khác để thanh minh cho tình yêu tự nhiên đó; vì lợi ích các linh hồn. Ta biết tình yêu tự nhiên dễ thoái hóa và trở thành quá tự nhiên, nghĩa là gần như một dục vọng si mê, khi ta nghĩ tới người đó hoài, khi ta thích gần gũi họ, khi ta tìm kiếm cho được gặp gỡ, cảm thấy thời giờ nặng nề nếu không có họ ở bên, ta quá lo lắng đến những điều họ làm; cho nên phải cảnh giác đối với thứ tình yêu tự nhiên ấy và biến nó thành siêu nhiên để nó làm ích cho phần rỗi và tránh những sa ngã nó gây ra, nếu ta để nó lớn mạnh trong ta.

Khoản này hết sức quan trọng. Chính vì người ta ít chú trọng tới nó cho nên nhiều người đã rơi vào tội lỗi.

Tình yêu tự nhiên có thể được phép đối với người thế gian, bởi vì nó nhắm đến mục tiêu chính đáng và được phép, tức hôn nhân. Nhưng nó không được phép đối với linh mục và các nữ tu đã khước từ hôn nhân. Vì thế, họ phải hãm dẹp trong họ hết mọi tình cảm tự nhiên khả dĩ đưa họ tới mục tiêu ấy. Dầu người ta có nói mấy là tình yêu tự nhiên hướng đến một tình yêu cảm tính hơn, thì không dễ ai dừng lại trên con đường tình yêu.

Những qui tắc áp dụng để tránh rơi vào tình yêu tự nhiên

Tình yêu dục vọng

Đây là thứ tình yêu hằng tìm kiếm thỏa mãn cảm giác.

Một tình yêu chẳng thể nào không đi tới tội lỗi.

Tình yêu cảm xúc và đam mê

(Còn tiếp)

Lm. Antoine Chevrier

Trích “Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô”, P.E.L, Lyon, 1968, tr. 349-361

------------------------------------------

Chú thích

[1] Thủ bản chính trị gián đoạn ở đây và tiếp ngay sang chương sau. Tuy nhiên, có nhiều bài viết về từ bỏ lòng mình đã ghi sẵn trong bảng bố cục về “người môn đồ đích thật”, chúng tôi đã chọn bài này tuy nó soạn dở dang XII (39-44).

[2] X. tr. 255-263

[3] Tr. 359

[4] Tr. 219

[5] Tr. 220

[6] Tr. 606

[7] Ms. 46 – Chúng ta sẽ khám phá ra trong đức nghèo khó theo Tin Mừng, như qui luật phải theo để triệt hạ lòng yêu tiền bạc.

[8] Bản văn không bảo đảm.