Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (16)

[ Điểm đánh giá5/5 ]2 người đã bình chọn
Đã xem: 3909 | Cập nhật lần cuối: 9/8/2016 10:20:45 PM | RSS

(Tiếp theo)

Phải từ bỏ sự ươn lười làm biếng

Lười biếng là tội thứ ba của thể xác.

Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, trong Tin Mừng, hay nói đến những hiệu quả đáng buồn của thói xấu khốn nạn này.

Khi Ngài nói đến cây vả cằn cỗi, phải bị chặt bỏ vào lửa, vì nó không sinh trái.

Nói về người công nhân được chủ giao cho một nén bạc, song không đem bạc làm lời lãi ra, và anh chàng đã bị tống ngục.

Nói về những người đầy tớ đã ngủ thiếp, để người ta lén gieo cỏ lùng vào ruộng của chủ nhà.

Tất cả những ví dụ và dụ ngôn đó cho ta thấy Thiên Chúa ghét tính lười biếng dường nào, và Người trừng phạt kẻ biếng lười, ngay ở đời này và cách riêng ở đời sau.

Sự lười biếng làm ta không còn thiết tha đến chuyện gì, buông thả, lơ bỏ hoàn toàn các bổn phận tôn giáo hoặc các nghĩa vụ thế tục.

Kẻ lười biếng thích sống vô công rồi nghề, thích nằm ngủ, và ươn ái, và đó khác nào ba đứa con sinh bởi tính lười biếng.

Nhàn rỗi

Sống nhàn rỗi là bỏ phí thì giờ, chẳng làm gì hết.

Án phạt của chúng ta do Thiên Chúa định là phải làm việc. Ta sinh ra để làm việc.

Ngươi phải đổ mồ hôi ra mới có bánh mà ăn.

Đức Giêsu Kitô đã làm việc như một người nghèo cho tới ba mươi tuổi.

Thánh Phaolô đã làm việc tay chân, có khi cả ngày đêm, để kiếm đủ nhu cầu cho mình và không trở nên gánh nặng cho ai. Chính ông đã nói: kẻ không làm việc thì đừng có ăn.

Có nhiều thứ công việc, có những việc tay chân, có những việc tinh thần.

Ai nấy đều phải làm công việc được gọi để làm, làm với lòng nhiệt thành, hoạt bát, vâng phục và bác ái.

Tiêu phí thời gian là một điều không thể sửa chữa được, và đó là bất tuân phục Thiên Chúa, bất công đối với tha nhân, làm khổ sở cho mình, khiến mình không chịu nổi chính mình.

Sự vô công rồi nghề là mẹ sinh mọi tật xấu. Kẻ sống nhàn rỗi dễ sa các chước cám dỗ. Trái lại, người làm việc ít có dịp nghĩ tưởng điều xấu; khi trí khôn lo việc làm, nó không có giờ nghĩ chuyện xấu.

Nếu có ai phải làm việc trên thế gian này, thì đó trước tiên là vị linh mục; công việc của ông thật cao cả, thật quan trọng, đối với chính mình và với kẻ khác.

Vì sứ mạng của linh mục do bởi Thiên Chúa, và do công việc của ông trên trần gian mà vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn đều lệ thuộc; mà hạnh phúc hay tai họa của loài người nơi trần thế và trong cõi đời đời được quyết định; đứng trước một sứ mạng lớn lao như thế, một nghĩa vụ cao cả như thế, liệu vị linh mục có thể ngưng làm việc chỉ một lúc thôi, vì ngưng làm việc có thể khiến cho nhiều linh hồn phải hư đi.

Ôi linh mục, trách nhiệm của bạn lớn lao biết dường nào! Và bạn phải tiêu tan mình đi trong lao động vì vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn!

Ấy thế mà có một người nào trên trần gian này bị coi như chẳng như làm việc gì cả, thì đó là vị linh mục!

Thật sự công việc của ông hoàn toàn hướng về tinh thần, và điều này thì ít ai thấy được; song sự thật cũng năng thấy những ông linh mục vô công rồi nghề, chỉ biết tiêu phí thời giờ vô ích. [1]

Điều này quả có thật. Nếu bạn đi ra ngoài vì một lý do nghiêm túc nào, bạn vẫn gặp những người khác nào vả mặt bạn mà nói: Chào ông cha. Ông cha lại sắp đi dạo, ông cha vừa đi dạo về đó. Như thể bạn chỉ có việc là đi dạo chơi suốt ngày. Danh tiếng chúng ta thường có ngoài thế gian là vậy đó, dạo chơi, tiêu phí thời giờ. Một thứ danh tiếng đáng buồn! Than ôi, giá mà thiên hạ thấy chúng ta ít có mặt ngoài phố xá, nơi công cộng. Ít đến nhà người này, kẻ nọ ăn uống, ít đi thăm viếng vô ích, và chúng ta chăm sóc nhiều hơn đến người nghèo, người tật bệnh, làm các việc phúc đức, năng giảng dạy và lôi kéo mọi người bằng niềm tin và lòng mến của mình, chắc họ sẽ không hỏi chúng ta về vấn đề có đi dạo chơi hay không.

Hơn ai hết, vị linh mục phải làm việc suốt cả ngày. Họ cũng làm việc suốt ngày, những người thợ nề, thợ cất nhà, thợ mộc, thợ cày, thợ may, v.v…

Mọi kẻ đó làm việc suốt ngày và đôi khi cả về đêm, họ làm để kiếm sống cho họ và cho con cái họ. Thế mà linh mục lại có số phận êm ả hơn những người khác được sao, bởi công việc ông ta làm cao trọng hơn công việc những người ấy.

Phải chăng tại linh mục đã không chịu làm việc, hay làm việc tắc trách, cho nên đám ruộng của vị Cha gia đình ở trong tình trạng tồi tệ đến thế? Để cho sự ngu dốt lan tràn trong đám thợ thuyền bất hạnh và khiến họ ngày nay nổi dậy chống lại chúng ta?

Nếu ta đã làm việc tốt, và làm được những công trình đáng giá, ta đâu đến nỗi khổ sở, đâu đến nỗi bị người ta bách hại đến như thế.

Nếu đám ruộng bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, ấy là vì chúng ta đã không gieo trồng, không khai khẩn.

Cần phải làm việc để rao giảng, để dạy giáo lý, làm ngày làm đêm. Công việc chúng ta là thế.

Đừng để giáo hữu và người đời xem thấy linh mục nhàn rỗi, chẳng làm việc gì; đây là gương xấu bậc nhất của ta gây cho họ, bởi vì, họ chỉ thấy ta vô công rồi nghề, là có thể kết luận về ta nhiều điều khác nữa.

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (16)

Đừng bao giờ có vẻ như đang dạo chơi, không có gì để làm.

Khi nào cần ra ngoài thở khí trời hay giải trí một chút, hãy chọn một nơi vắng vẻ, không người thế gian nào xem thấy ta.

Chuyện gẫu ở ngoài phố xá, nán lại, nói những chuyện phù phiếm…

Chúng ta đã thấy Đức Chúa gọi các sứ đồ kiếm giờ nghỉ ngơi sau những công việc mệt nhọc trong sứ vụ, nhưng họ có đi ra ngoài thế gian đâu, hoặc tìm chỗ nghỉ ngơi tại các nơi lễ hội thế gian; Ngài dẫn họ ra xa seorsum in desertum locum equiescite pusillum “Các Người hãy đi riêng ra, vào chỗ nào hưu quạnh mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6, 31)

giải trí

du ngoạn

nghỉ hè

phòng tiếp tân

Sử dụng thì giờ có phương pháp.

Nếu làm việc không có phương pháp, là như không làm gì cả, hoặc nếu có làm, chỉ làm được ít công việc, bởi vì công việc không được liên tục.

Biết bao kẻ, đến hết một ngày, hết tuần lễ, hết năm và hết đời rồi mà vẫn không thể làm gì được cả, vì họ không đeo đuổi một công việc cho liên tục. Họ khởi sự nhiều chuyện, nhưng chẳng kết thúc được việc nào, họ đi vào nhiều công trình nhưng chẳng làm xong được công trình nào: lao động không đạt kết quả.

Công việc phải được làm cách kiên trì, bền đỗ, và đều đều mỗi ngày, mỗi tuần, lúc đó ta mới làm được việc gì, mới làm một việc cho đến nơi đến chốn.

Bằng không, vô ích. Và, thảm thương, có biết bao linh mục rơi vào cái tật bất nhất, mất kiên tâm khi làm việc, mới thoạt xem tưởng họ làm việc nhiều, té ra họ chỉ máy động, đi đi, lại lại, nói năng thì nhiều, cựa quậy cũng nhiều là mà cuối cùng chẳng làm nên việc gì, chẳng gặt hái được gì. Thật là một thảm họa.

Cha sở họ Ars, khi nói về những hạng người ấy, và khiêm tốn luôn nói về chính mình: lao động nhiều, công việc ít.

Cần phải ấn định thời khắc cho mỗi công việc, và khi đã khởi sự một việc nào, một công trình nào, chớ bỏ dở, cố làm cho bằng xong, rồi mới sang việc khác.

Cũng đừng nên mất thời giờ vào những việc thăm hỏi anh em cách vụn vặt.

Tập thói quen nói ngắn; thường xảy ra trường hợp người ta phí nhiều thời giờ vào những cuộc chuyện vãn ở phòng anh em: ngồi xuống, gẫu chuyện, nói tía lia, làm mất thời giờ.

Chỉ nói điều cần thiết, nói xong, cáo lui liền để khỏi mất thời giờ và làm mất thời giờ kẻ khác.

Tiếng người ta hay nói ngoài đường: đi rong, kẻ chạy rong, đó là kẻ không làm gì cả, chỉ dùng thời giờ cà kê dê ngỗng, nằm xoải tay, ngồi bệt, đi đây đi đó, và họ đã giết chết thời giờ. Ít nhiều gì ai cũng có. Ta nên sắp sẵn một công việc nghiêm túc để làm, lấy hết ý chí làm cho xong, luôn luôn chủ tâm để trí vào đó, ít khi nào lãng quên nó, cho tới khi làm và làm xong. Lúc đó, tâm trí ta mới thật dồn vào công việc.

Toát yếu

Linh mục phải là con người lao động số một.

Phải làm sao để đừng bao giờ ai thấy ông nhàn rỗi, không có việc làm.

Phải biết làm việc theo thứ tự và kiên trì trong việc mình làm.

Phải làm một việc gì thật nghiêm túc, đừng mất thời giờ vào những việc phù phiếm, vô tích sự.

Đừng mất thời giờ chuyện vãn hoặc thăm viếng vô ích các anh em đồng sự; chớ vào số những kẻ được mệnh danh là “kẻ chạy rong”.

Luôn luôn ở tư thế bận việc để đừng nên dịp cho các tín hữu nhìn ta như những kẻ chây lười, hạng người không có việc gì làm.

Giấc ngủ

Giấc ngủ là sự nghỉ ngơi Chúa ban cho ta để tái tạo sinh lực đã hao tổn vì công việc trong ngày.

Chỉ nghỉ ngơi cần thiết để giúp thể xác có khả năng làm việc. Nằm trên giường khi không cần thiết, chỉ để hưởng thụ, là lỗi phạm về lười biếng.

Khi nằm trên giường không ngủ và không cần thiết, người ta dễ bị các chước cám dỗ, các lỗi phạm.

Hãy nhớ chính lúc thợ ngủ thì kẻ thù tới gieo cỏ lùng trong ruộng của người cha gia đình.

Và lời quở mắng của Chúa Giêsu đối với Phêrô khi Ngài nói: Phêrô, con ngủ sao? Chẳng hay con không thức được một giờ với Thầy sao?

Cần ngủ sớm và dậy sớm.

Nên biết công việc làm buổi tối nặng nhọc và hại cho sức khỏe. Để công việc đến tối mới làm, đến tối đọc kinh nhật Tụng, và các Kinh nguyện là một điều sai lầm. Bấy giờ người ta sẽ làm qua loa, cho mau thoát nợ, chứ không phải làm vì bổn phận, và chẳng gặt hái được ích lợi gì.

Dậy sớm, ngày sống được trọn vẹn hơn, luôn luôn có giờ nguyện ngắm, kinh sách đúng giờ; mình cảm thấy thoải mái, mọi sự sẽ tốt đẹp trong ngày, không phải trễ tràng chuyện gì.

Nếu một ngày bắt đầu xấu, nó sẽ kết thúc không tốt.

Thực hành

Thời giờ cần thiết để nghỉ ngơi nói chung, đối với người mạnh khỏe, quãng từ 7 giờ đến 7giờ30.

Nên đi ngủ vào 9 giờ hoặc 9giờ30 và thức dậy lúc 4giờ30. Đó là kỷ luật của gia đình. Nếu có lý do phải làm khác, thì bao giờ cũng phải có phép. Sức khỏe thường giảm sút vì người ta không nghỉ ngơi cho đủ, hoặc là đi ngủ quá trễ. Đừng mất thời giờ trong ngày thì ta có đủ giờ làm tất cả. Hãy quy định rõ các giờ làm việc và lo công chuyện này nọ, thì việc đi ngủ hay thức dậy cũng sẽ êm xuôi. Thức dậy hay đi ngủ là một điều khoản khá quan trọng để có một ngày trọn hảo.

Không được ngủ ngày khi không cần thiết, và trước khi xin phép. Nếu để xảy ra thì phải cáo tội.

Sự ươn lười

Ươn ái là thái độ mềm yếu, giống như đàn bà, sự chây lười của thân xác, có một tính xấu xuất phát từ sự lười biếng.

Ươn ái bộc lộ một tâm hồn nguyên tìm kiếm khoan khoái dễ chịu, tiện nghi, không thích phải chịu đựng, phải đau khổ điều gì, một tâm hồn không can đảm, không nghị lực, không biết nhẫn nại, dầu chỉ một chút phiền phức nhỏ cũng không. Ta có thể mềm yếu, chây lười trong nhiều trường hợp. Cần tránh những cung cách nằm ngồi, trên giường, trong phòng, trên ghế dựa, xem thấy chướng mắt. Cung cách quỳ gối ngồi dựa ở nhà thờ.

Tránh vịn, để chảy thây khi ngồi, khi đứng, tìm những thế mềm yếu khi dựa lưng, chống khuỷu tay.

Tránh giang tay, giang chân, ngáp, bắc chân chữ ngũ, nhất là nơi co người khác, và cả khi ở một mình.

Tránh duỗi dài trên ghế dựa, ghế salon, trên tràng kỷ, rơi đầu ra sau, hay bất cứ một tư thế mềm yếu hoặc bộ dạng đàn bà nào…

Đừng chọn những chỗ tiện nghi nhất khi tới một nơi nào và nhất là ở nhà thờ. Tốt hơn, đừng sử dụng ghế quỳ và nên ngồi chỗ đầu tiên mình gặp, nhường các chỗ ngon cho kẻ khác.

Một Kitô hữu và nhất là một linh mục hay tu sĩ phải có tư thế đứng ngồi nghiêm trang, đầy tinh thần đức tin, tốt lành, có ý để hãm mình.

Ta hãy tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta.

Thân xác bình thường đưa chúng ta hướng chiều về sự tội, nó có những xu hướng phàm tục, và xác thịt chúng luôn luôn đưa đẩy ta đến lười biếng, mê ăn, dâm ô.

Ta hãy chiến đấu không ngừng chống lại cái thân xác hèn hạ này, một cuộc chiến dai dẳng và khá khó nhọc.

Thánh Phaolô đã phải kêu lên,

“Vô phúc thay con người tôi! Ai sẽ cứu tôi khỏi cái xác chết này?” (Rm 7, 24)

4. Từ bỏ thể xác mình là lấy thể xác làm khí cụ công chính và đền tội

Sau khi từ bỏ các tội lỗi thể xác còn phải đền tội để vâng theo lời Đức Chúa Thiên Chúa, như Ngài đã căn dặn biết bao lần trong Tin Mừng.

Hãy ăn năn đền tội, Đức Giêsu phán: “Nếu các ngươi không hối cải, thì các ngươi hết thảy cũng sẽ bị tiêu diệt như thế.” (Lc 13, 3)

Hãy sinh quả ăn năn đền tội xứng đáng, thánh Gioan Tẩy giả nói trong sa mạc, cho những kẻ đến gặp ông, và đừng tự nhủ mình: “Ta có cha là Abraham! Ta bảo các ngươi: Thiên Chúa có thể lấy các viên đá này mà gầy nên con cái cho Abraham.” (Lc 3, 8)

Đó là lời rao giảng các sứ đồ khi Đức Chúa chúng ta sai họ truyền rao lời cho dân chúng: “Hãy hối cải, vì Nước Trời đã gần bên.” (Mt 3, 2) Thánh Phaolô không ngừng nói với chúng ta trong các thư viết của ông về việc ăn năn đền tội.

“Anh em đừng hiến chi thể mình làm khí giới bất chính cho tội, nhưng hãy hiến dâng cho Thiên Chúa chính mình anh em, như những kẻ đã thoát khỏi chết mà được sống, và chi thể anh em làm khí giới công chính cho Thiên Chúa.” (Rm 6, 13)

Vũ khí sự công chính, để trừng phạt anh em. [2]

Phaolô còn nói, “Những ai thuộc về Đức Giêsu Kitô thì đã đóng đinh xác thịt vào thập giá, làm một với các tình dục và đam mê” (Ga 5, 24)

“Anh em hãy sát phạt chi thể mê theo thế tục.” (Cr 3, 5)

Và ông nói về chính mình: “Tôi nhắm con người đồng tử mà thụt vào chính thân tôi, và bắt nó quị lụy phục tùng, kẻo nhỡ ra đã làm lệnh sứ cho kẻ khác, mà chính tôi lại bị thải.” (1 Cr 9, 27)

Nhiệm vụ phải ăn năn đền tội rõ ràng được minh chứng qua các lời nói trên của Đức Chúa chúng ta và của thánh Phaolô.

Cần phải ăn năn đền tội

phải sinh quả ăn năn đền tội xứng đáng

biến chi thể mình thành dụng cụ cho sự công chính, sau khi đã làm cho nó trở thành khí cụ tội lỗi.

Cần phải trừng phạt thân xác,

Cần phải đóng đinh xác thịt mình.

Ta đóng đinh xác thịt ta khi từ chối những gì nó đòi hỏi.

Ta đóng đinh đôi chân ta, nhất định không đi nơi nào nó muốn đi, bắt chúng phải ở tại chỗ;

Đóng đinh đôi tay ra, không cho tay làm điều dữ, khi ta bắt chúng giang ra theo hình thập tự.

Ta trừng phạt thân xác ta bằng kỷ luật, bằng cách bắt nó đeo những dụng cụ đền tội, bằng ghi khắc các dấu tích Thương khó trên xác, như thánh Phaolô.

“Tôi mang nơi thân mình tội những vết hằn của Đức Giêsu” (Ga 6, 17). Bằng cách bắt nó nằm trên thập giá, trên ván gỗ.

Ta bắt thân xác mình làm tôi mọi, tức không để cho nó chỉ huy, bắt nó phải phục tùng tinh thần và đức tin, như một tên nô lệ buộc phải phục tùng chủ. Thân xác có dịp để đòi hỏi và làm ông chủ khi nó phải chịu đau đớn và bệnh tật.

Sự ăn năn sám hối đền bồi các tội lỗi, ngăn ngừa ta khỏi phạm tội trong tương lai, ban sức mạnh cho linh hồn để tập luyện nhân đức, đề phòng ta rơi vào sự trễ nải, ươn lười, và khiến ta đáng lĩnh nhận nhiều ân sủng cho ta và cho kẻ khác.

Ăn năn đền tội làm ta nên giống Đức Giêsu Kitô và cho ta dự phần vào các công nghiệp của Ngài.

Thánh Phaolô nói Ngài hoàn tất trong bản thân những gì còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Đấng Cứu chuộc. Trở nên giống sự thương khó của Đấng Cứu thế để dự phần vào công nghiệp của Ngài.

Tất cả chư thánh đều đã làm việc ăn năn đền tội; ta không thể đọc hạnh một vị thánh nào mà không ngạc nhiên về các việc đền tội họ đã làm.

Thực hành

Dùng roi đánh tội, ít nhất một tuần một lần, mang một khí cụ đền tội một đôi lần, sau khi xin phép bề trên.

Thỉnh thoảng nằm trên ván, sau khi đã xin phép bề trên.

286

Ban đêm thức dậy một đôi lần để cầu nguyện, chẳng hạn đọc 5 kinh Lạy Cha, 5 kinh Kính Mừng giang tay hình thập giá.

Chịu đựng không than phiền các sự trái ý trong cuộc sống.

Chu toàn bổn phận, bất chấp sự khó chịu theo bản tính tự nhiên.

Có thể tìm dịp làm việc đền tội ngay từ sáng sớm, cho đến chiều, nếu biết lợi dụng các cơ hội xuất hiện trong ngày.

Có sự đền ngay từ tha nhân đến, khi ta chịu đựng tất cả những gì họ làm cho ta, mà không than trách, cũng không cho họ thấy.

Có sự đền tội do từ bản thân, khi ta tự nguyện làm một số việc đền tội nào đó.

(Còn tiếp)

Lm. Antoine Chevrier

Trích “Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô”, P.E.L, Lyon, 1968, tr. 275-286

------------------------------------------

Chú thích

[1] Một lời quở trách nặng nề. Thái độ đặc thù của Antoine Chevrier. Cha biết dân chúng thường coi linh mục là kẻ vô công rỗi nghề. Cha không tìm cách thanh minh, mà chỉ làm sao để không tạo cơ hội gây vấp phạm, để sứ vụ của mình chẳng bị lên án. (x. 2 Cr 6, 13)