Mục vụ và truyền giáo

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 6189 | Cập nhật lần cuối: 12/17/2014 6:33:25 PM | RSS

Mục vụ và truyền giáoKính thưa quý vị thính giả,

Sau khi đã rảo qua những đường hướng nghiên cứu thần học sau công đồng, đặc biệt là trong lãnh vực tín lý và luân lý, chúng ta nên bước sang một lãnh vực khác, đó là thần học mục vụ. Nhưng trước hết, cần xác định : Mục vụ là gì ?

Tiếng "mục vụ", dịch từ "pastoralis" (pastoral), trở nên thịnh hành trong ngôn ngữ Giáo hội kể từ thập niên 60, nhất là với đức Gioan 23 khi ngài muốn cho công đồng Vaticano II mang tính cách mục vụ. Thường thường, người ta hiểu mục vụ theo nghĩa là "cụ thể, thực tiễn"; đối lại với "lý thuyết, nguyên tắc trừu tượng". Thế nhưng, nếu muốn đặt vấn đề cho chính xác hơn, thì câu hỏi đầu tiên gợi lên trong óc là: có thể nói tới thần học mục vụ không? có thể nói tới nguyên tắc về hoạt động mục vụ không? hay nói khác đi: mục vụ có cần nguyên tắc gì không, có cần lý thuyết gì không? Những câu hỏi này lại càng trở nên cấp bách hơn nữa thì mà tại nhiều nơi, người ta dùng chiêu bài mục vụ để gạt bỏ hết những gì mà họ gọi là giáo điều, nguyên tắc. Theo họ, mục vụ đồng nghĩa với sáng tạo, kinh nghiệm; nếu muốn nó tới nguyên tắc hoạt động mục vụ, thì cùng lắm chỉ cần nại đến nguyên tắc duy nhất là Chúa Thánh Thần, Ngài thổi đâu tùy ý, Ngài nhóm lên lửa nhiệt thành cũng như sáng kiến cho các cán bộ mục vụ.


Thông tin chi tiết

Thời sự Thần học: Mục vụ và Truyền giáo
Tác giả: Lm Giuse Phan Tấn Thành - Radio Vatican

Mời bạn đón đọc

Mục vụ và truyền giáo

A.T