Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (7)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3086 | Cật nhập lần cuối: 7/7/2015 11:19:32 AM | RSS

(tiếp theo)

SỐNG PHÚC ÂM BẰNG CÁCH PHỤC VỤ CON NGUỜl VÀ XÃ HỘl

36. Giáo Hội vừa nhận lãnh vừa loan truyền Phúc âm trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần; như thế Giáo Hội trở nên một cộng đồng được phúc-âm-hóa, đồng thời phúc-âm-hóa kẻ khác, và trở nên đầy tớ của mọi người. Trong Giáo Hội các tín hữu giáo dân tham gia vào sứ mệnh phục vụ con người và xã hội. Cùng đích cao cả của Giáo Hội là Nước Thiên Chúa; Giáo Hội là “hạt giống và là khởi điểm của Nước Thiên Chúa trên mặt đất” (130), vì thế Giáo Hội hoàn toàn tận hiến để làm vinh danh Chúa Cha. Nhưng Nước Chúa là nguồn mạch giải phóng toàn diện và cứu độ của mọi người. Giáo Hội tiến bước với con người và sống với lịch sử con người trong một tình liên đới toàn diện và thân mật.

Giáo Hội đã nhận lãnh trọng trách biểu lộ cho thế giới Mầu Nhiệm Thiên Chúa sáng chói trong Đức Giêsu Kitô, thì đồng thời Giáo Hội cũng mặc khải con người cho con người, dạy họ biết ý nghĩa cuộc sống, và bày tỏ cho con người biết chân lý toàn diện và về vận mạng của Giáo Hội.(131) Theo viễn tượng này, vì có sứ mạng rao giảng Phúc âm, nên Giáo Hội được gọi để phục vụ con người. Việc phục vụ này bắt nguồn từ sự kiện lạ lùng và chấn động là “Con Thiên Chúa đã nhập thể và kết hợp với mọi người “. (132) Vì thế con người “là con đường thứ nhất Giáo Hội phải theo để hoàn thành sứ mệnh của mình: Là con đường căn bản thứ nhất của Giáo Hội, đã được Chúa Kitô vạch ra, con đường xuyên qua Mầu Nhiệm Nhập Thể Yà cứu chuộc.” (133)

Theo ý nghĩa này, mà Công Đồng Vaticanô II đã đề cập đên nhiều lần trong nhiều văn kiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ. Chúng ta hãy đọc lại bản văn đặc biệt ý nghĩa của Hiên Chế Vui Mừng và Hy Vọng: “Trong khi theo đuổi mục đích cứu rỗi cá biệt của mình, Giáo Hội không phải chỉ truyền thông sự sống Thiên Chúa cho con người, nhưng còn chiêú giãi ánh sáng đời sống ấy trên toàn thế giới. Giáo Hội làm công việc này trước hết bằng cách chữa trị và nâng cao phẩm giá nhân vị, củng cố tình đoàn kết xã hội nhân loạì, và thấm nhuần cho hoạt động thường nhật của con người một chiều hướng và một ý nghĩa sâu xa hơn. Như thế nhờ từng phần tử và tất cả cộng đoàn, Giáo Hội tin tưởng có thể đóng góp nhiều vào việc biên đổi gia đình nhân loại và lịch sử của nó để trở thành nhân đạo hơn”. (134)

Trong việc đóng góp này cho gia đình nhân loại mà Giáo Hộì phải chịu trách nhiệm, các tín hữu giáo dân chiếm một chỗ đứng đặc biệt, lý do là “đặc tính trần thê” của họ bắt buộc họ dấn thân “đem đạo vào đời” theo cách thế cá biệt của họ mà không ai thay thế được.

Thăng tiến phẩm giá con người

37. Khám phá và giúp khám phá phẩm giá bất khả xâm phạm của mọi con người, đó là bổn phận chính yếu, là trung tâm căn bản có mãnh lực hiệp nhất mà Giáo Hội và con cái của Giáo Hội được kêu gọi để chu toàn đôí với gia đình nhân loại

Trong các thụ tạo trên mặt đất, chỉ có con người là “một nhân vị, một chủ thể hiểu biết và tự do”, và vì thế nó là “trung tâm điểm và là cao điểm” của tất cả tạo vật khác sống trên mặt đất. (135)

Phẩm giá nhân vị là tài sản quý hóa nhất của con người, nhờ đó mà nó trổi vượt trên cả thế giới vật chất này. Lời của Chúa Giêsu phán: “Được lợi lãi cả thế gian mà phải mất linh hồn nào có ích chi?” (Mk. 8:36), hàm chứa một lời qủa quyết rõ ràng và đầy khích lệ. Giá trị con người không chủ tại nơi tài sản nó có, cho dù nó chiếm hữu trọn cả thế giới này, nhưng chủ tại nơi “bản chất” của nó. Của cải thế gian không đáng giá bằng của cải nhân vị vì nhân vị chính là của đáng quý.

Nếu chúng ta nhìn phẩm giá con người từ nguồn gốc và vận mạng của nó, chúng ta sẽ thấy nó rực rỡ sáng chói: Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được Máu châu báu của Chúa Kitô Cứu Chuộc nên nó được kêu gọi trở thành “Những người con trong Đức Chúa Con ” và trở nên đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần, và được hưởng sự sống dời đời thông hiệp hạnh phúc với Thiên Chúa. Vì lý do này nên mọi xúc phạm đến nhân phẩm con người đều bị báo oán trước mặt Thiên Chúa và là sự xúc phạm đên Đấng Tạo Hoá đã dựng nên con người.

Nhờ có nhân phẩm, con người luôn luôn tự nó là một giá trị cho chính nó, và nó phải được nhìn nhận và đôí xử với giá trị ấy, ngược lại, nó không thể bị nhìn nhận và đôí xử như một vật để xử dụng, một phương tíện, hay một đồ vật

Chính nhân phẩm con người là nền tảng của sư bình đẳng với nhau. Bởi đó tuyệt đôí phải loại bỏ tất cả mọi hình thức kv thị. Tiếc thay, nạn kỳ thị đã và vẫn tiếp tục chia rẽ và làm ô nhục gia đình nhân loại, nào là kỳ thị chủng tộc, kỳ thị kinh tế, kỳ thị xã hội, kỳ thị văn hoá, kỳ thị chính trị, kỳ thị địa dư… Mỗi hình thức kỳ thị là một sự bất công không thể chấp nhận, không phải vì nó tạo nên những căng thẳng, những tranh chấp xã hội, nhưng vì nó làm nhục cho phẩm giá con người: không chỉ phẩm giá của nạn nhân bị nhục, mà phẩm giá của thủ phạm lạí càng bị hổ nhục hơn.

Phám giá con người không chỉ là nền tảng của sự bình đẳng giữa mọi người , nó còn là nền móng của việc tham gia và liên đới giữa con người với nhau: Đôí thoại và thông cảm được bắt nguồn từ bản tính con ngừơi, chứ không phải do cái con người “có”.

Nhân phẩm là một tư sản không thể hủy diệt của mọi người. Lời qủa quyết này có một sức mạnh phi thường, nó dựa trên đặc tính thuần nhất không thay thế được của mọi nhân vị. Vì đó, mà con người đã chống lại một cách bất khuất tất cả mọi toan tính đè bẹp, tiêu diệt họ bằng cách đặt họ vào tình trạng vô danh của tập thể, của thể chê, của cơ cấu hay hệ thông. Nhân vị trong cá tính của nó không phải là một con số, nó cũng không phải là một vòng tròn trong một dây xích, hay một bánh xe trong một hệ thống. Lời qủa quyết căn bản và đầy ý nghĩa về giá trị của con người đã thể hiện bởi con Thiên Chúa khi Ngài nhập thể trong cung lòng của một trinh nữ. Lễ Giáng Sinh luôn luôn nhắc nhở chúng ta về lời qủa quyết này. (136)

Tôn trọng quyền sống bất khả xâm phạm

38. Sự nhìn nhận nhân phẩm con ngườl đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng, bênh vực và thăng tiến các quyền lợi của con người. Đáy là quyền tự nhiên, phổ quát và bất khả xâm phạm. Không một ai, cho dù là cá nhân, đoàn thể, ngay cả quyền bính quốc gia, không một ai có thể sửa đổi và càng không thể loại bỏ các quyền lợi ấy, vì nó từ Thiên Chúa mà đến.

Bản chất bất khả xâm phạm của nhân vị này là phản ảnh của bản chất không thể xúc phạm tuyệt đôi của Thiên Chúa; và vì thế không ai có thể phạm đến mạng sống con người. Nói đến nhân quyền, thí dụ quyền được sức khỏe, quyền có chỗ ở, có việc làm, quyền lập gia đình, quyền học hành, nhưng thật sai lầm và hảo huyền khi nói đến nhân quyền như người ta thường nói, mà lại không cương quyết bênh vực quyền sống như một quyền lợi bậc nhất, vì nó là nguồn gốc và điều kiện cho tất cả mọi quyền lợi khác của con người.

Giáo Hội không bao giờ chịu bó tay trước bất cứ xâm phạm nào đên quyền sống là quyền của mọi người, dù bởi tư nhân hay chính quyền. Chủ thể của quyền lợi ấy, chính là con người, con người ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống từ lúc mới được thụ thai cho đên khi tắt thở; và trong tất cả mọi trạng thái khỏe mạnh cũng như bệnh tật, lành mạnh cũng như tàn phế, giàu có cũng như nghèo hèn. Công Đồng Vaticanô II đã mạnh dạn nói lên: ” Tất cả những gì đôl nghịch với sự sống như giết người dưới bất cứ hình thức nào, diệt chủng, phá thai, giết chết cách êm díu, hoặc tự ý tự tử; tất cả những gì xâm phạm đến sự toàn vẹn của nhân vị con người, như cắt bỏ một phần thân thể, hành hạ thân xác hoặc tâm trí, làm áp lực tâm lý; tất cả những gì xúc phạm đến nhân phẩm, như những cảnh sống thấp kém dưới mức độ phải có của con người, giam cầm vô cớ, lưu đày, nô lệ, mãi dâm, buôn bán phụ nứ và trẻ con; kể cả những tình trạng lao động khiến cho nhân công hoàn toàn trở thành công cụ cho lợi lộc, chứ không được coi như con người tự do và có trách nhiệm; tất cả nhứng điều nói trên và những điều tương tự đều được coi là tội lỗi. Trong khi làm thôí nát nền văn minh nhân loại, tất cả nhứng điều trên lại trở thành nguy hại cho chính những kẻ chủ động hơn là đối với những người chịu sự thiệt thòi đó. Hơn nữa nó còn xúc phạm nặng nề đến danh dự của Đấng Tạo Hóa.” (137)

Nếu mỗi người chúng ta đều có sứ mệnh và trách nhiệm nhìn nhận nhân phẩm của con người và bênh vực quyền sống của con người, thì đồng thời có một số tín hữu giáo dân được kêu gọi làm việc này với một tước hiệu nêng biệt: đó là các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục, bác sĩ và y tá, và tất cả những ai nắm quyền kinh tế và chính trị.

Khi đón tiếp với một lòng yêu mến và đại độ tất cả mọi người, nhất là những người thất thế và đau yếu, Giáo Hội hôm nay đang sống thời điểm quan trọng nhất của sứ mạng mình, một sứ mạng càng khẩn thiết vì mỗi ngày con người càng chạy theo cái gọi là Văn hóa chết. Bởi vì, “Giáo Hội tin chắc chắn rằng sự sống con người, cho dù là yếu đau bệnh tật, luôn luôn vẫn là một ơn lạ lùng của lòng từ bi Thiên Chúa. Để chống với tính ích kỷ và bi quan đang ám ảnh thế giới, Giáo Hội bênh vực sự sống và trong mỗi mạng sống con người, Giáo Hội biết khám phá ra sự sáng chói của tiếng “Vâng” tiếng “Amen” là chính Đức Kitô (2 Cr 1:19, Ap.3:14). Để đáp lại tiếng “không” đang xâm chiếm và gieo sầu khổ cho con người và thế giới, Giáo Hội nói “có” sống động, và như thế Giáo Hội bênh vực con người và thế giới chống lại với những kẻ đe dọa và phạm đến sự sống”. (138) Người tín hữu giáo dân, hoặc vì ơn gọi hay vì nghề nghiệp, phải trực tiếp chịu trách nhiệm đón nhận sự sống, phải làm cho tiếng “Vâng” của Giáo Hội chấp nhận sự sống, được thực hiện một cách có hiệu quả.

Nhờ sự phát tnển mau lẹ của các ngành sinh-vật-học và y-khoa, song song với tiến bộ lạ lùng của khoa học, hiện giờ chúng ta phải đương đầu với nhiều vấn nạn mới vì con người có khả năng làm những điều mới lạ đối với sự sống con người. Con người thời nay, không những có khả năng “quan sát”, hơn nữa còn có thể nghiên cứu cách kiểm soát sự sống con người ngay từ giây phút đầu tiên và qua các giai đoạn phát triển của nó.

Lương tâm luân lý của nhân loại không thể đứng nhìn như kẻ bàng quan trước những bước tiến dài do một quyền lợi kỹ thuật ngày càng thao túng trong lãnh vực truyền sinh, và trong những giai đoạn đầu của sự phát triển nhân vị con người.

Có lẽ ngày nay hơn bao giời hết trong địa hạt này, sự khôn ngoan là cái neo cứu rỗi độc nhất để con người trong công cuộc sưu tầm khoa học và áp dụng có thể hành động theo lý trí và tình thương, nghĩa là biết tôn trọng nhân phẩm bất khả xâm phạm của con người ngay từ buổi đầu cuộc sống của nó. Muốn được như vậy, khoa học và kỹ thuật với những phương tiện hơp pháp, phải dấn thân bênh vực sự sống và chữa trị các bệnh tật ngay từ ban đầu, và từ chối - vì danh dự của công trình khảo cứu - không can thiệp cách nào để đưa đến hậu quả biến đổi khả năng sinh sản của cá nhân và của nhân loại. (139)

Các tín hữu giáo dân vì chức nghiệp trên nhiều phương diện phải dần thần trong lãnh vực khoa học hay kỹ thuật, cũng như những lãnh vực y khoa, xã hội, lập pháp hay kinh tế, tất cả phải có can đảm đón nhận “sự thách thức” do các vấn đề mới của nền luân lý sự sống gây ra. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã quả quyết: “Người Kitô hữu phải thi hành trách nhiệm như chủ nhân chứ không phải như nô lệ của khoa học và kỹ thuật. Trong viễn tượng “thách đô” về luân lý tung ra do quyền năng ghê gớm của kỹ thuật mới, đang đe dọa không nhứng các quyền lợi căn bản của con người, mà ngay cả bản chất sự sống của nhân loại. Người giáo dân, nhờ sự giúp đỡ của toàn thể Giáo Hội, phải nhận lấy trọng trách để làm cho văn hoá giữ được các nguyên tắc của một nền nhân bản xác thực nguyên vẹn; như thế việc cổ võ và bênh vực nhân quyền mới có được một nền móng đầy sinh lực và vững chãi ngay trong bản chất của nó. một bản chất đã được mặc khải cho con người qua Phúc ấm. (140)

Ngày nay là lúc cấp bách mọi người phải tỉnh thức trước hiện tượng tập trung quyền lực kỹ thuật. Vì sự tập trung này có dụng ý tráo trở không những bản chất của sự sống mà ngay cả nội tại của lương tám con người và cách sống của nó, khiến cho việc kỳ thị và khinh rẻ nhiều dân tộc trở thành trầm trọng.

Tự do kêu cầu danh Chúa

39. Tôn trọng phẩm giá con người đó là bênh vực và cổ võ tôn trọng nhân quyền, và đồng thời đòi hỏi phải nhìn nhận phạm vi tôn giáo của con người. Đây không chỉ đơn giản là một đòi hỏi “tín ngưỡng”, nhưng là một đòi hỏi tự nó không thể bị tiêu diệt của thực thể con người. Mối liên quan với Thiên Chúa là một yêú tố cấu tạo nên “bản chất” và “cuộc sống” con người: Chính trong Thiên Chúa mà “chúng ta được sống, được cử động và được hiện hữư’ (Cv 17:28). Nếu không phải mọi người đều chấp nhận chân lý, thì ít nữa ai chấp nhận đều có quyền buộc kẻ khác phải tôn trọng Đức Tin của họ, tôn trọng sự lựa chọn đời sống của họ, hoặc cá nhân hay đoàn thể. Đó là quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo, công nhận quyền lợi này là cả một lợi ích cao cả nhất và là một trong những bổn phận nặng nề nhất của mỗi dân tộc, nếu dân tộc này muốn bảo đảm lợi ích của cá nhân và của xã hội: “Tự do tôn giáo, một đòi hỏi không thể phá hủy được của phẩm giá con người, là viên đá góc để xây dựng toà nhà nhân quyền, và là một yếu tố không thể thay thế được của lợi ích con người và xã hội, và làm cho con người được phát triển toàn vẹn. Bởi đó tự do tuyên xưng và hành đạo của cá nhân hay của cộng đồng là một yếu tố căn bản để con người chung sống hoà bình… Quyền tự do tôn giáo về mặt dân luật và xã hội, vì nó thuộc phạm vi thâm sâu của tinh thần, nên nó là điểm tham chiếu, một cách nào đó, nó trở nên thước đo lường của các quyền lợi căn bản khác”.(141)

Thượng Hội Đồng Giám Mục đã không lãng quên một số đông các anh chị em chưa được hưởng quyền tự do và đang phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, với nạn bỏ rơi, với đau khổ và bắt bớ, và có khi phải chết vì Đức Tin. Một số đông trong họ là giáo dân Truyền bá Phúc âm và làm chứng nhân đời sống Công Giáo trong đau khổ và tử đạo, đó là tột đỉnh của việc tông đồ của các môn đệ Chúa Kitô, cũng như tình yêu của Chúa Giêsu đến hy sinh mạng sống phát sinh nguồn mạch đầy sức sống lạ thường để xây dựng Giáo Hội. Cây nho thần bí như thế tỏ ra rất đầy sinh khí như Thánh Augustinô nói: “Cây nho này như các Tiên Tri và chính Chúa đã loan báo trước, tỏa ra trên khắp thế giới cành cây của nó nặng trĩu hoa trái và nó ngày càng thêm sinh lực nếu càng được tưới thêm bằng máu tử đạo. (142)

Toàn thể Giáo Hội hết lòng biết ơn về thí dụ và ơn này. Kitô hữu đã hy sinh mạng sống để đem lại một lý do đổi mới nghị lực đời sống thánh thiện và tông đồ. Vì thế các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận thấy có bổn phận cách riêng “phải cám ơn các người giáo dân đang sống kiên cường chứng nhân Đức Tin, trung thành hợp nhất với Giáo Hội, dầu phải bị chèn ép và thiêú thốn linh mục. Họ liều bỏ tất cả ngay cả mạng sống. Như thế giáo dân đã làm chứng cho đặc tính căn bản của Giáo Hội, là: Giáo Hội sinh bởi ơn nghĩa Chúa và tỏ ra cao cả trong máu tử đạo.” (143)

Tất cả những gì chúng ta bàn đến về việc tôn trọng phẩm giá con người, về việc nhìn nhận nhân quyền, mỗi người cũng như mỗi Kitô hữu đều có trách nhiệm. Nhưng chúng ta cũng phải biết rằng vấn đề này có tầm mức quốc tế vì là một vấn đề liên hệ đên đoàn người đông đảo, có khi cả một dân tộc bị cướp đoạt quyền lợi căn bản. Những hình thức bất bình đẳng này đang phát triển giữa các “thế giới” khác nhau đã bị tố cáo rành mạch trong Thông điệp “Sollicitudo rei socialis” (Mối lo ngại về tình trạng xã hội).

Việc tôn trọng nhân vị con người vượt trên đòi hỏi luân lý cá nhân, vì nó là một tiêu chuẩn nền tảng, là cột trụ, là nền móng xây cơ cấu xã hội, vì mục tiêu xã hội là con người.

Như thê, trọng trách phục vụ xã hội có liên quan mật thiết với trọng trách phục vụ con người. Đó là định nghĩa sứ mệnh đem đạo vào đời mà các tín hữu giáo dân được gọi để hoàn thành theo cách thế riêng biệt của mình.

Rôma, ngày 30 tháng 12 năm 1988

Đức Giáo hoàng GIOAN-PHAOLÔ II

---------------------------------------

Bài liên quan:

Tông huấn Christifideles Laici (1)

Tông huấn Christifideles Laici (2)

Tông huấn Christifideles Laici (3)

Tông huấn Christifideles Laici (4)

Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (5)

Tông huấn Christifideles Laici - Kitô hữu giáo dân (6)

Chú thích:

130) Lumen Gentium, 5

131) Gaudium et Spes, 22

132) Ibid.

133) Gioan-Phaolô II, Thông điệp Redemptor hominis, 14, AAS 71 (1979) 284-285.

134) Gaudium et Spes, 40

135) Xem tld 12

136) “Nếu chúng ta long trọng mừng ngày Sinh nhật của Chúa Giêsu, đó là vì chúng ta muốn làm chứng rằng mỗi người là duy nhất và không thể thay thê. Nếu các thống kê của con người, các cách xêp loại, hệ thống vì chính trị, kinh tế, xã hội, nghĩa là chỉ dựa vào sức người không bảo đảm cho con người có thể sinh ra, sống và hành động như một hữu thể duy nhất và không thể thay thế, thì Chúa lại bảo đảm việc đó vì Chúa và trước mặt Chúa, con người luôn là duy nhất và không thể thay thê , là kẻ đã được Chúa nghĩ đến từ đời đời, được chọn từ thuở đời đời; là kẻ đã được gọi và kêu chính bằng tên của mình” (Gioan-Phaolô II- Sứ điệp đầu tiên trong ngày Sinh nhật gửi thế giới: AAS 71, (1979), 66).

137) Gaudium et Spes, 27.

138) Gioan-Phaolô II, Tông huấn Familiaris Consortio, 30: AAS 74 (1982) 116.

139) Xem Thánh Bộ Đức tin - Huấn thị Donum vitae về sự tôn trọng đời sống con người, quyền sinh ra và phẩm giá của việc sinh sản. Trả lời cho một số ván đề thời sự (22-202-1987): AAS 80 (1988) 70-102.

140) Propositio, 36.

141) Gioan-Phaolô II - Sứ điệp ngày thế giới hòa bình lần thứ 21-(8-12-1987) AAS 80 (1988) 278-280.

142) Thánh Augustinô - De Cathech-Rud, XXIV, 44.

143) Propositio, 32