Lì Xì

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 4607 | Cập nhật lần cuối: 8/29/2017 5:20:20 AM | RSS

Vào mỗi dịp Xuân về Tết đến, người người khi gặp nhau dù là dòng họ thân tộc, bạn bè hay chỉ là tình cờ gặp nhau cách xã giao, họ thường dành cho nhau những lời chúc thật tốt đẹp và ý nghĩa, mang hàm ý mong nhiều điều may mắn tốt lành đến với nhau trong công việc hoặc học tập suốt một năm. Sau lời chúc, đặc biệt là trẻ nhỏ, thông thường sẽ nhận được một bao màu đỏ với những hoa văn hoặc kiểu chữ thư pháp in bắt mắt. Bên trong bao đỏ đó có một số tiền nhất định tượng trưng từ người được chúc, số tiền ít hay nhiều thì tuỳ vào khả năng tài chính của người cho, cũng như vị trí xã hội của người nhận. Bao đỏ đó thường được gọi là “lì xì”. Một giáo sư chuyên ngành văn hoá trong một tiết học, lúc giải lao đã hỏi tôi: “Từ lì xì có gốc Hán, nhưng không biết là chữ nào? nguồn gốc của nó từ đâu? ý nghĩa của từ đó là gì? mà ngày nay được sử dụng phổ biến trong cộng đồng, thầy có thể tra giúp tôi từ này không?” Tôi đã nhận lời vị giáo sư đó; đồng thời, tôi nhận ra rằng có nhiều từ ngữ trong sinh hoạt hằng ngày tôi thường sử dụng mà không rõ nguồn gốc, nên tôi cần tìm hiểu để giữ gìn các giá trị của từ ngữ đó.

Vậy từ “lì xì” có từ đâu? Ngôn ngữ gốc của nó là ngôn ngữ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Từ “lì xì” theo định nghĩa của cố giáo sư Lê Ngọc Trụ có nguyên ngữ gốc Hán là: 利市 = Lợi Thị[1], phát âm theo tiếng Quảng Đông là “lềi sịa[2], tức tiền tặng có hàm ý hên.

Lì Xì

Nghĩa của chữ LỢI và THỊ

1. : Lợi. [1.] Lời, lãi, như: lợi thị tam bội 利市三倍 bán lãi gấp ba. Cho nên cho vay lấy tiền lãi gọi là lợi tức 利息.

2. : Thị. [1.] Chợ, nơi mua bán: 菜市 Chợ rau; 開市 Mở hàng; 罷市 Bãi chợ, bãi thị; [2.] Thành phố, thành thị: 胡志明市 Thành phố Hồ Chí Minh; 都市 Đô thị; 城市 Thành thị, thành phố; [3.] Chỉ các thứ đo lường của Trung Quốc: 市鬥 Đấu Trung Quốc; 市斤 Cân Trung Quốc; 市里 Dặm; [4.] (văn) Mua: 市恩 Mua ơn; [5.] Thị trấn: 市鎭; [6.] 市場 Thị trường[3].

Chữ Thị () phát âm theo tiếng Quảng Đông là “sịa[4], ý nghĩa của từ được dùng ở đây là Thị Trường (市場) “sịa txòn”. Vậy khi ghép hai từ Lợi () và Thị () lại với nhau, thì từ mới này mang ý nghĩa là lợi tức có được từ thị trường (trong môi trường làm ăn, sinh được nhiều hoa lợi).

Đa số người Hoa đều có tài kinh doanh buôn bán, cho dù là kinh doanh lớn hay nhỏ họ vẫn rất thành công, Người Hoa được hiểu là người quốc tịch Việt Nam gốc Hoa ở Chợ Lớn - Sài Gòn. Không phải người Hoa đang ở Trung Quốc, quốc tịch Trung Quốc hiện tại[5].

Từ Thị () “sịa” tức là chợ, được phát âm theo cách của người Quảng Đông, dựa trên tập quán và giọng nói vùng miền Quảng Châu làm chuẩn, dân bản xứ cho là từ này quá nặng nề về tính chất và quá trịnh trọng, trong khi đó họ chỉ muốn kinh doanh buôn bán cách đơn giản, không cầu kỳ, không hình thức, chủ yếu với họ là uy tín[6], quan trọng là chất lượng của sản phẩm, muốn giao dịch nhanh và gọn, nên để nhẹ đi tính chất nêu trên, họ đã đọc chạy âm từ âm “sịa” thành “sìa” để tránh cặp từ Thị Trường (市場) “sịa txòn”.

Khi đọc ghép 2 từ lại, thì từ âm Lợi Thị (利市) “lềi sịa” thành “lềi sìa”, từ này thường được sử dụng trong cộng đồng người Hoa. Trong sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc tại Việt Nam, cách riêng là dân tộc Hoa tại vùng Chợ Lớn - Sài Gòn. Không chỉ người Hoa sử dụng mà cả người Việt không biết từ lúc nào cũng đã sử dụng từ này. Tuy nhiên, do người Việt phát âm tiếng Quảng Đông không thuận lợi về ngữ âm, qua thời gian, vì để phát âm cách dễ dàng hơn, nên người Việt đã đọc chạy theo kiểu ghi âm từ tiếng Việt, từ âm “lềi sìa” thành “lì xì”, và đã sử dụng phổ biến cho đến ngày nay, được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt[7]. Ở một số quốc gia sử dụng Hoa ngữ tiếng Quan Thoại (tiếng Phổ Thông) như Trung Quốc (Bắc Kinh), Đài Loan, Singapore... thì “lì xì” còn gọi là Hồng Bao (紅包) “hóng bao[8], tức bao đỏ may mắn.

Đối với người Hoa bao lì xì không chỉ được nhận vào những ngày Tết, nhưng vào những dịp như đám cưới, đầy tháng, thôi nôi, ma chay, hay được trả công trong một trường hợp nào đó mà không phải là trả lương... Nó cũng mang ý nghĩa may mắn, là đồng tiền lấy hên, với lời cầu chúc cho người nhận sẽ nhận được may mắn từ bao lì xì mà kiếm được hoa lợi từ những công việc sắp tới trong tương lai của họ.

Trong Công giáo chúng ta vào mỗi dịp Tết, giáo dân hay đến mừng tuổi các vị chủ chăn của mình, các cộng đoàn dòng tu, hay mừng tuổi nhau. Ngoài việc gửi tặng lì xì có số tiền tượng trưng trong bao lì xì ra, có lúc các đấng còn có Lộc Thánh Lời Chúa cho giáo dân. Với ý nghĩa xin Chúa chúc lành, và cho biết thánh ý Ngài dạy họ trong một năm sắp tới sẽ phải sống như thế nào cho xứng hợp với Ngài và với tha nhân.

Vincent Lucia Cổ Diệu Thanh


[1] Hán Việt.

[2] Gs. LÊ NGỌC TRỤ, Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam, Nxb. TP.HCM, 1993, tr. 338.

[3] THIỀU CHỬU, Hán Việt Từ Điển, Nxb. Tổng Hợp TP.HCM, 2008, tr. 51 và 168; TRẦN VĂN CHÁNH, Từ Điển Hán Việt, Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nxb. Trẻ TP.HCM, 1999, tr. 662.

[4] Cách phiên âm này đọc như tiếng Việt.

[7] HOÀNG PHÊ, Từ Điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 1996, tr. 544.

[8] Pinyin Latin = Phiên âm La-tinh tiếng Quan Thoại.