Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (17)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3803 | Cập nhật lần cuối: 10/19/2016 7:34:04 AM | RSS

(Tiếp theo)

5. Từ bỏ thân xác mình là biến thân xác thành bánh thánh sống, nhờ việc thực hành đức công bình và nhân đức

“Thân xác anh em là những chi thể của Đức Kitô” (1 Cr 6, 15)

Nếu thân xác chúng ta thuộc về Đức Chúa, nó phải được sử dụng cho Đức Chúa, và ta không được làm theo ý mình, nhưng phải làm sao để nó phục vụ Ngài cách tốt nhất.

Chính vì thế mà thánh Phaolô dạy chúng ta và nói thêm: “Anh em đã được mua chuộc, giá cả hẳn hoi! Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân mình anh em” (1 Cr 6, 20).

Đức Kitô sẽ được tôn vinh trong thân xác tôi. (x. Ph 1, 20)

Phaolô còn nhấn thêm và nói: thân xác anh em là những chi thể của Đức Kitô. (x. 1 Cr 6, 15)

Vì thế, ông rút kết luận như sau:

“Vậy, hỡi anh em, nhân vì lòng thương xót của Thiên Chúa, tôi khuyên anh em: hãy hiến dâng thân mình anh em làm lễ tế sống, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là sự thờ phượng thiêng liêng của anh em.” (Rm 12, 1)

Qua các lời đó, ta thấy cần tôn vinh Đức Giêsu Kitô trong thân xác của ta.

Và thân xác ta là chi thể của Đức Giêsu Kitô, phải làm cho nó xứng với vinh quang đó.

Và ta phải sống như con người thuần thiên giới, như thánh Phaolô có nói trong thư Corintô. [1]

Người thứ nhất do tự đất, là người trần ai; người thứ hai do tự trời. Người trần ai kia sao, các người trần ai khác cũng vậy. Người thiên thai kia sao, các người thiên thai khác cũng vậy, và cũng như ta đã mang hình ảnh người trần ai, ta cũng hãy mang lấy hình ảnh của người thiên thai (x. 1 Cr 15, 47).

Để sống như người thiên giới, cần phải tiêu diệt con người địa giới trong chúng ta, biến nó mất hẳn theo khả năng ta có thể. Cần phải làm cho thân xác ta trở thành một bánh thánh sống động, mang lấy cái chết của Đức Giêsu Kitô trong thân xác mình để sự sống của Đức Giêsu Kitô được tỏ hiện.

Ta trở nên những bánh thánh sống động khi thiêu hủy mình cho Thiên Chúa như một vật sát tế, để tế lễ mình mỗi ngày cho Người, khác nào cây nến thiêu cháy trong ngọn lửa, khác nào trầm hương thơm tàn rụi đi khi đốt cháy, và tự hủy mình đang khi tỏa hương thơm trước nhan Thiên Chúa.

Tất cả trong chúng ta đều phải lan tỏa mùi hương thơm Đức Giêsu Kitô, phải hít thở sự sống Thiên giới, sự sống thần linh cần có bên trong và tỏa ra bên ngoài. Ta phải dâng cho Thiên Chúa lễ tế hy sinh toàn diện bản thân ta; làm sao để Đức Giêsu Kitô từ trong ta mà xuất ra.

Chúng ta là chi thể Đức Giêsu Kitô.

Vậy ta phải thấy Đức Giêsu Kitô trong các chi thể của ta, trong cả cái bề ngoài của ta; hãy khử trừ khỏi cái bề ngoài mình tất cả những gì hạ thấp danh hiệu ta là chi thể Đức Giêsu Kitô.

Phải cho thiên hạ thấy Đức Giêsu Kitô qua vẻ bề ngoài của ta, trong cách đứng ngồi, ăn mặc, trong lời nói việc làm chúng ta, qua tay chân ta, con mắt ta, đầu trán ta, trong toàn bản thân ta, vì toàn bộ con người ta có nhiệm vụ mặc khải Đức Giêsu Kitô và gieo vãi hương thơm các nhân đức của Ngài.

Thân xác là ảnh tượng của linh hồn. Qua thân xác mình chúng ta nêu gương, xây dựng. Cũng qua thân xác mình, chúng ta làm gương xấu. Các tín hữu đâu có thấy linh hồn, họ chỉ thấy thân xác.

Vậy ta phải nêu gương xây dựng anh em và khuôn họa lại Đức Giêsu Kitô trong chúng ta.

Không phải tôi sống mà Đức Giêsu Kitô sống trong tôi.

Vậy hãy khu trừ khỏi vẻ bề ngoài của chúng ta tất cả những gì là thô lỗ, xác thịt, phàm tục, tất cả những gì có mùi xác thịt, sự ươn ái, tính xác thịt, lười biếng, hãy trở nên người thiên giới, chỉ rút từ cõi đất cái cần thiết để nuôi dưỡng sự sống thể xác và biến chúng thành các phần tử của Đức Giêsu Kitô.

Như khi ta mở nút chai thuốc thơm, mùi thơm tỏa ra khỏi chai, với ta cũng thế, khi nói năng hoặc hành động, mùi thơm của Đức Giêsu Kitô phải xuất ra từ bản thân ta, có ý nói niềm tin của Ngài, tình yêu của Ngài, sự dịu hiền, khiêm tốn, lòng mến của Ngài.

Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (17)

6. Cần phải cởi bỏ và tu sửa tất cả những thói xấu bề ngoài của thể xác, vì chúng cản trở vinh quang Đức Giêsu Kitô trong ta, và chúng không giúp xây dựng tha nhân

Ta có hết mọi thứ thói xấu bề ngoài. Tuy chúng không phải là tội lỗi, chúng vốn gây trở ngại cho việc làm tỏ hiện Đức Giêsu Kitô nơi ta, và chúng đẩy tha nhân xa khỏi ta, khiến họ có dịp chỉ trích ta, hoặc chế nhạo ta. Ta hãy tìm nhận dạng các nết xấu bề ngoài và cố gắng sửa trị chúng, hầu tôn vinh Thiên Chúa và mưu phần rỗi cho các linh hồn.

Nếu có những tâm hồn nào phải nỗ lực tu sửa các loại tật xấu nói trên thì đó tiên vàn là các linh mục, tu sĩ, nữ tu, bởi ơn gọi của họ buộc họ phải tôn vinh Đức Giêsu Kitô trong bản thân, và để Ngài thấm nhập tất cả cái bề ngoài của mình.

Nếu như một người thế gian tỏ ra lỗ mãng, ngốc nghếch, bất lương, đoảng vị, cục cằn, thì chẳng có ai để ý; song một linh mục hay thầy dòng có những thói xấu bề ngoài ấy, chắc họ tự làm hại mình, làm hại Hội Dòng mình, làm hại Thiên Chúa và làm hại anh em trong Hội Dòng, làm hại lớn.

Ra sức tu sửa các tật xấu bề ngoài quả là điều hệ trọng.

Hơn nữa, các linh mục, tu sĩ chẳng phải là những người thiết nghĩa của Thiên Chúa, là con cái yêu dấu của Người, đặc biệt ưu tuyển, những vị đại thần trong vương triều của Thiên Chúa trên cõi thế, họ đại diện cho Thiên Chúa giữa loài người và có bổn phận trình bày cho thiên hạ một khái niệm lớn về Thiên Chúa, bởi họ được sống với Người, họ là những tuyển nhân Người kén chọn. Cho nên, quả là sỉ nhục cho Thiên Chúa khi ta đầy dẫy những tật xấu bề ngoài, ta đại diện cho Thiên Chúa như thế trước mắt nhân trần sao? Khi họ thấy ta với tất cả những chứng tật ấy, những điều đê tiện ấy, liệu họ có bị cám dỗ nhạo cười ta và khinh khi Thiên Chúa mà ta đại diện chăng?

Qua đó, ta phải kết luận rằng điều thật cần thiết cho mọi người chúng ta, đó là tu sửa các tật xấu bề ngoài.

Vả chăng tật xấu bề ngoài bao giờ cũng phản ảnh những nết xấu bên trong. Nỗ lực sửa trị chúng cũng đồng thời nhằm sửa trị cả bên trong nữa.

Các loại tật xấu bề ngoài

Ta có thể có những tật xấu bề ngoài như

trong dung mạo

trong dáng dấp

trong cách ăn mặc

trong cung cách tỏ lộ

trong giọng nói

trong cách bước chân

trong tiếng nói và lời nói

trong cách nhìn ngó

trong các hành động,

trong các cử chỉ

trong tư thế

trong toàn cả thân thể

trong vẻ bề ngoài

Những tật xấu của thể xác [2]

dung mạo

-

-

-

dung mạo

-

-

-

-

dung mạo

-

-

-

dung mạo

-

-

-

dung mạo

-

-

-

-

-

dung mạo

-

-

-

-

dung mạo

-

-

dung mạo

-

-

-

hiên ngang

kiêu sa

khinh bỉ

-

giận dữ

nổi đóa

bực tức

-

-

xấc xược

táo tợn

trâng tráo

-

hời hợt

ngỗ nghịch

ngổ ngáo

-

rụt rè

bối rối

ngờ nghệch

“gnongnon”

(tiu mỉu)

-

buồn thiu

man rợ

hờn lẫy

chán ngán

-

dửng dưng

lơ đãng

-

mãn nguyện

tự mãn

khoái trá

-

điệu bộ

-

-

-

-

cách đứng ngồi

-

-

-

-

ăn mặc

-

-

-

ăn mặc

-

-

-

-

cung cách

-

-

-

-

-

-

-

cung cách

-

-

-

-

-

-

-

vụng về

giả dạng

cựa quậy

lúng túng

-

-

buông thả

bất xứng

bất chính

-

bẩn thỉu

cẩu thả

xốc xếch

-

quá chải chuốt

cầu kỳ

quá phủ kín

theo thời trang

-

điệu nghệ

thói đời

-

xum xoe

quá lố

nhăn nhó

phô trương

lếch thếch

cục cằn

lỗ mãng

bất chính

vụng về

-

-

-

-

giọng nói

-

-

-

-

-

-

-

giọng nói

-

-

-

giọng nói

-

-

-

giọng nói

-

-

giọng

giọng

-

giọng

-

kiểu đi

-

-

-

-

kiểu đi

-

-

-

lời nói

-

the thé

cộc lốc

phách lối

ta đây

bẳn gắt

hoặc bực tức

bực bội

-

điệu nghệ

mơn trớn

nhõng nhẽo

-

nghẹn ngào

thở than

khờ khệch

-

càu nhàu

ỉ ôi rên rỉ

-

kẻ cả

ngọt sớt

-

dễ ghét

-

bộp chộp

oai phong

ồn ào

hấp tấp

-

chậm chạp

nặng nề

-

-

chua cha

êm ả

nịnh bợ

cái nhìn

-

-

-

-

cái nhìn

-

-

-

cái nhìn

-

-

-

-

tư thế

-

-

-

-

-

hoạt động

-

-

cử chỉ

-

-

giả hình

lén lút

ranh mãnh

xấu xa

-

dễ cảm

trừng trừng

ân ái

-

soi bói

tọc mạch

ghen tuông

đố kỵ

-

thẳng thắn

cứng đơ

khòm khòm

còng lưng

xeo xéo

lắc lư

chậm chạp

vội vã

hấp tấp

mệt mỏi

không đúng chỗ

bức rức

cường điệu

bề ngoài

-

-

-

-

-

bề ngoài

-

-

-

-

bề ngoài

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

dịu dàng

dễ mến

lịch thiệp

niềm nở

giả đối

-

cứng cỏi

nghiêm nghị

cứng ngắc

đáng xa lánh

-

phong nhã

cầu kỳ

phô trương

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Đó là những tật xấu của thân xác. Nếu ta nhìn nhận mình có vài nết xấu nào trong đó, bổn phận chúng ta là phải sửa trị và tập luyện nhân đức đối nghịch với các nết xấu bề ngoài ấy.

Ta cần phải tôn vinh Đức Giêsu Kitô trong thân xác ta.

Ta hãy mang Ngài trong mình. Muốn thế, phải làm việc đào thải các tính xấu bên ngoài đó.

Nhân đức quan trọng nhất ở bề ngoài, là đức nết na mà thánh Phaolô thường khuyên dụ: “Đức độ lượng của anh em, hãy làm sao cho mọi người đều nhận biết!” modestia vestra nota sit omnibus hominibus. (Ph 4, 5) (cho mọi người đều thấy)

Tóm lược và kết luận

Ta nên có một cung cách trang nghiêm.

một phong thái xứng đáng,

ăn mặc sao cho sạch sẽ tươm tất,

cử điệu lịch sự và tao nhã

ăn nói dịu dàng, bác ái,

bước đi trầm tĩnh và êm thắm

mắt nhìn khiêm nhu từ tốn

lời nói dè dặt thận trọng

Tất cả thân xác ta phải làm sao xây dựng được anh em và cho họ thấy ta mang Thiên Chúa trong mình ta và ta đại diện Người giữa thế gian.

7. Từ bỏ thể xác mình là lãnh nhận khổ đau và sự chết thể xác

Đau khổ và chết, đó là thân phận dành cho thể xác nơi cõi thế này.

Con hãy nhớ con là tro bụi và con sẽ trở về bụi tro.

Mọi người đều chết, chết một lần, đó là định luật.

Đau khổ báo hiệu cái chết từng ngày, và nhắc nhở sẵn cho ta rằng, ta không phải là bất tử, và thân xác ta sẽ có ngày dứt điểm.

Vì thế thánh Phaolô nói: Tôi chết đi mỗi ngày. Quotidie morior.

Đau khổ và chết, đó là số phận của ta.

Lời cầu nguyện đầy vâng phục của Giêsu Kitô Đức Chúa chúng ta tại vườn cây dầu cho ta thấy, ta phải có thái độ tuân phục đến thế nào để chấp nhận đau khổ và chết khi Thiên Chúa gửi đến cho ta.

Xin theo ý Cha chứ đừng theo ý con!

Thầy cần phải chịu một phép rửa, và Thầy nong nả đón nó biết là chừng nào.

Chúng con đừng sợ những kẻ giết thân xác, song hãy sợ những ai giết linh hồn.

Kẻ nào đã thật sự từ bỏ thân xác mình phải sẵn sàng có thái độ ấy đối với cái chết.

Họ chấp nhận các nỗi khổ nhục hàng ngày của thân xác họ, chấp nhận với lòng khiêm nhường chịu lụy đứng trước thánh ý Thiên Chúa.

Họ tránh phàn nàn trách móc luôn miệng về những điều chẳng đáng gì hoặc về những điều cực khổ chẳng tới đâu.

Họ tránh xa những kiểu săn sóc tỉ mỉ, hoặc tìm kiếm chính mình, để ý để tứ quá đến thể xác, đến sức khỏe của mình.

Để ý để tứ quá

Họ không có những lo sợ của kẻ hay sợ chết vì quá yêu chuộng thể xác họ.

Họ không săn sóc đến thể xác trừ trường hợp cần thiết hoặc khi sức khỏe đến độ cấp bách.

Thể xác ta ra đi từng ngày từng ngày.

Quotidie morior

Ta cần thấy sự tan rữa của thể xác ta từng ngày và dâng nó làm lễ hy sinh từng giây từng phút.

Mỗi ngày cần phải để mất đi một cái gì của mình: tóc tai, một cái răng, ngày nào đó có một chi thể không hoạt động nữa, ngày khác sẽ đến một chi thể khác.

Tất cả những điều đó là dấu hiệu báo trước cái chết đang mò tới và ta sẽ chẳng sống được mãi đâu.

Tempus resolutionis meae instat “Buổi ra đi đã đến gần” (2 Tm 4, 6).

Phúc cho ai biết đón nhận các hiệu báo đó đúng cách đúng thời, không nuôi ảo giác về sự chết sắp đến.

Đức bác ái buộc ta phải quan tâm đến những ai đang đau khổ.

Còn thái độ từ bỏ thân xác đòi hỏi ta phải quên bỏ chính mình, đừng quá chú trọng đến thân xác mình.

Gọi là quá chú ý đến thân xác, chẳng hạn:

Nghe ngóng mình đang bệnh ra sao, tổn phí những món tiền lớn vào việc chạy chữa, dinh dưỡng, đi nghỉ ở ngoại quốc, mời các thầy thuốc ngoại quốc tới.

Chú trọng quá đến thân xác

Có nhiều kiểu quá chú trọng đến thân xác, thật chẳng phù hợp chút nào với một tâm hồn quảng đại theo Chúa Kitô.

Kẻ đã từ bỏ thân xác bao giờ cũng thấy có gì dư thừa, anh ta lấy làm khó chịu thấy người khác chú ý đến mình, anh từ chối hơn là đón nhận; và nếu nhận, anh sẽ nhận một cách rất biết ơn và khiêm tốn.

Trái lại, kẻ yêu mến thể xác mình không bao giờ cho là mình có đủ, họ luôn tìm thêm những sự chăm sóc đặc biệt, không bao giờ thấy thỏa mãn, luôn đòi hỏi, cần phải có 36 đứa đầy tớ, họ cần có mọi người ở bên mình, sai người đi chỗ này chỗ kia đem về cho mình đủ mọi thứ, nào gối nệm, ghế salon, gối dài, và họ cứ than vãn hoài […][3]

Không có gì trái ngược với tinh thần khiêm tốn và biết ơn, và tinh thần nghèo khó cho bằng các yêu sách đó. Và điều này gây vấp phạm cho cả những người ngoài lẫn người trong nhà.

Thực hành

Để giúp chúng ta nuôi dưỡng các tâm tình trên, ta hãy chịu đựng với lòng suy phục và khiêm cung những điều khó chịu vặt vãnh xảy ra cho thân xác; cố tránh đừng hay phàn nàn luôn miệng, biết chế ngự mình trong các đau khổ, tật bệnh, năng lập đi lập lại lời của Đức Chúa như sau:

Xin theo ý Cha đừng theo ý con!

Cứ tháng một lần, chúng ta sẽ cấm phòng tháng để dọn mình chết và nung đốt lại lòng sốt sắng và sẵn sàng chết cho chính mình; ta có thể làm việc cấm phòng đó bằng cách hành khất, nhưng làm sao để các việc bổn phận riêng không bị thiệt hại.

Phải cư xử như thế nào khi anh em trong hội bị bệnh tật?

Giúp đỡ người hấp hối như thế nào?

Bí tích, hấp hối, an táng.

(Còn tiếp)

Lm. Antoine Chevrier

Trích “Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô”, P.E.L, Lyon, 1968, tr. 286-296

------------------------------------------

Chú thích

[1] Về các từ thiên giới, địa giới, xem cắt nghĩa ở tr. 206

[2] Cha Chevrier đã soạn bài này trên giấy rời. Tờ giấy sau đó được ghép vào bản thảo. Bởi ai? Vì tờ giấy được dán bằng chất xi dán, ta có thể nghĩ là nó đã được ghép từ hồi xưa. Nếu như gần đây, người ta đã dùng keo dán. Mặt khác hình như tập thủ bút có dành chỗ để ghép bàn. Sau đó, danh sách các tật xấu đã được ghép lại và dành chỗ trống cho lời giải thích, song cuối cùng lời giải thích đã không thực hiện, ít là bằng ghi chép. Chỉ thấy có vài lời ghi chú hiếm hoi không quan trọng, tỉ như: “Các tật xấu về dung mạo hiện lên trên khuôn mặt. Chúng tôi tránh chép lại các điều đó kẻo sẽ lập lại những điều vô ích (Ms. XI 420-422).